Dập nổi là gì? Kỹ thuật in dập nổi ấn phẩm trong ngành in ấn

dap-noi-la-gi-ky-thuat-in-dap-noi-an-pham-trong-nganh-in-an

In dập nổi là một kỹ thuật được sử dụng nhiều trong in ấn và ứng dụng được đa dạng trong nhiều mặt hàng, sản phẩm giúp tạo điểm nhấn và nâng cao giá trị của sản phẩm. Hãy cùng In An Anh tìm hiểu chi tiết hơn về in dập nổi là gì cũng như ứng dụng của kỹ thuật này trong đời sống là gì nhé.

In dập nổi là gì?

In dập nổi (bế nổi) là công đoạn gia công sau in để hoàn thiện thành phẩm in ấn giúp sản phẩm nổi bật hơn nhờ được in nổi lên. Kỹ thuật này sẽ tác động lực giúp một vài chi tiết nổi hẳn lên so với bề mặt sản phẩm tạo hiệu ứng thẩm mỹ 3D. In dập nổi thường được sử dụng nhiều để in hộp giấy, ấn phẩm quảng cáo, in túi,...

Tìm hiểu thêm: Dập chìm là gì? Lý do nên dùng kỹ thuật in dập chìm cho ấn phẩm

in dập nổi

In dập nổi giúp nổi bật thương hiệu sản phẩm

Tìm hiểu về kỹ thuật dập nổi

Kỹ thuật dập nổi giúp thu hút được nhiều sự chú ý cho sản phẩm nhưng kỹ thuật này đòi hỏi giá thành cao. In dập nổi giúp sản phẩm ấn tượng và cao cấp hơn hẳn, gồm 2 kỹ thuật chính: dập nổi màu in và dập nổi không màu.

Kỹ thuật này giúp tạo ra những sản phẩm in 3D thu hút với người nhìn, do đó người ta thường không in nổi toàn bộ mà chỉ làm một số chi tiết quan trọng trên ấn phẩm.

in dập nổi

Kỹ thuật in dập nổi giúp thu hút người nhìn

Quy trình in dập nổi

In dập nổi thường được thực hiện bằng những máy móc công nghệ hiện đại, quy trình của một sản phẩm thông thường khi in dập nổi bao gồm 6 bước cơ bản:

Bước 1: Lên ý tưởng và phác thảo thiết kế cho ấn phẩm

Bước 2: Xác định vị trí sẽ in dập nổi tránh trường hợp phạm vào những nội dung của ấn phẩm

Bước 3: Tạo khuôn để in dập nổi, bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác đến từng chi tiết để cho ra thành phẩm đúng theo thiết kế

Bước 4: Tiến hành in theo thiết kế và mô tả 

Bước 5: Tác động ngoại lực để tạo hình cho khuôn in 

Bước 6: Gia công thêm cho sản phẩm như cắt, cán màng,...

in dập nổi trên vải

In dập nổi trên vải

Lưu ý khi sử dụng kỹ thuật in dập nổi

Để cho ra thành phẩm đẹp mắt sau khi in thì bạn cũng nên biết về các dịch vụ in ấn khác và tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật in dập nổi xem có phù hợp với sản phẩm của mình không. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp sản phẩm được đảm bảo chất lượng một cách tối đa sau khi in:

Chọn loại giấy in phù hợp

Các sản phẩm thường được dùng để in dập nổi là card visit, danh thiếp, thiệp cưới,...di đó bạn nên chọn chất liệu giấy in tốt, đảm bảo khi cho ra thành phẩm có màu đẹp và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay có khá nhiều loại giấy được sử dụng trong in ấn, tùy vào kỹ thuật in và sản phẩm của bạn mà lựa chọn loại giấy phù hợp với ấn phẩm của mình.

Chọn định lượng giấy lớn (<250gsm) 

Định lượng giấy là độ dày của giấy, khi sử dụng kỹ thuật in nổi thì độ nổi sẽ phụ thuộc nhiều vào độ dày của giấy, do đó bạn nên chọn các loại giấy có định lượng lớn, dày cho kỹ thuật này. Dưới đây là một số loại giấy thông dụng được dùng để in dập nổi:

  • Giấy Couche: giấy này mịn, bóng, có độ bền cao và khả năng chịu áp lực tốt, hiệu ứng in dập nổi rõ nét và kết quả in ấn chất lượng

  • Giấy Bristol: Loại giấy này dày và chắc chắn, thường được dùng cho in dập nổi; độ dẻo và độ bền của giấy Bristol giúp tạo ra các chi tiết nhỏ và hiệu ứng khi in dập nổi sẽ rõ nét hơn

  • Giấy Kraft: Giấy bền và có cấu tạo chắc chắn, thường được dùng cho các vật có khả năng chịu áp lực cao, không phải loại giấy kraft nào cũng được dùng để in dập nổi, do đó bạn cần lựa chọn giấy có độ mềm dẻo và mịn để có hiệu quả tốt nhất

  • Giấy Cỏ May: Giấy cỏ may có kết cấu bề mặt giống vải lanh hoặc vải lụa, nhờ đặc tính này mà khi in dập nổi có vẻ ngoài sang trọng và bao bì chất lượng hơn

  • Ngoài ra, kỹ thuật này còn có thể áp dụng trên chất liệu giấy nhựa, nhựa PVC, da, simili

in dập nổi

Một số loại giấy dùng để in dập nổi

Chọn phần dập nổi chung trên card visit  

Đa phần kích thước của card visit sẽ giống nhau và theo 1 template nhất định, nếu in số lượng lớn card visit sẽ tiết kiệm chi phí hơn, trường hợp in ít và dập nổi các chi tiết khác nhau cho từng card visit sẽ tốn kém chi phí, do đó nên dập nổi những điểm chung trên card visit như logo để làm nổi bật thương hiệu.

In offset hay in kỹ thuật số khi dập nổi

Nếu in số lượng ít, bạn có thể in tại các cửa hàng kỹ thuật số còn trường hợp in số lượng lớn và yêu cầu thời gian nhanh, giá thành rẻ thì in offset là gợi ý cho bạn. Bên cạnh đó các chi phí khác như số lượng mẫu in, giấy in cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành. 

Bạn có thể xem chi tiết bài viết: So sánh chi tiết kỹ thuật in offset và in kỹ thuật số

Kỹ thuật in dập nổi thường đòi hỏi xưởng in ấn phải có máy móc hiện đại, kỹ thuật cao, tay nghề cao hơn so với in thông thường.

in dập nổi

In offset và in kỹ thuật số khi dập nổi

Một số ứng dụng của kỹ thuật dập nổi

Kỹ thuật dập nổi là một phương pháp in ấn độc đáo và có nhiều ứng dụng đa dạng trong đời sống. Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng của kỹ thuật in dập nổi:

  • Name card: Kỹ thuật dập nổi tạo ra các chi tiết nổi bật trên name card, giúp làm nổi bật logo, thông tin liên hệ và tạo ấn tượng mạnh với người nhìn.

in dập nổi

  • Thẻ nhân viên: Các thẻ nhân viên thường được in dập nổi để tạo hiệu ứng chuyên nghiệp và độc đáo. Logo công ty, tên và chức danh của nhân viên có thể được làm nổi trên thẻ.

in dập nổi

  • Thiệp: Kỹ thuật dập nổi thường được sử dụng trong in thiệp để tạo hiệu ứng nổi bật cho các hình vẽ, hoa văn hoặc thông điệp trên thiệp, làm cho thiệp trở nên đặc biệt và ấn tượng.

in dập nổi

  • Tag: Các tag treo, tag sản phẩm hoặc tag quảng cáo có thể được in dập nổi để làm nổi bật logo, slogan hoặc thông tin quan trọng.

Xem thêm:

In nhãn mác quần áo bằng satin, nylon, cotton chất lượng, giá rẻ

In tem nhãn mác đẹp, lấy ngay, GIÁ RẺ tại Hà Nội theo yêu cầu 

in dập nổi

Vừa rồi In An Anh đã giải đáp cho bạn In dập nổi là gì cũng như một số ứng dụng của kỹ thuật này trong đời sống hàng ngày. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu đặt in dập nổi có thể liên hệ và đặt tại: https://inananh.com/.

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận