Dập chìm là gì? Lý do nên dùng kỹ thuật in dập chìm cho ấn phẩm

dap-chim-la-gi-ly-do-nen-dung-ky-thuat-in-dap-chim-cho-an-pham

Gia công sau in là một công đoạn khá quan trọng trong in ấn, có nhiều kỹ thuật được dùng để tăng tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho các ấn phẩm. Trong số đó kỹ thuật in dập chìm được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất. Vậy in dập chìm là gì? Có những lưu ý gì khi lựa chọn kỹ thuật này? Cùng In An Anh tìm hiểu nhé!

Kỹ thuật dập chìm là gì?

Kỹ thuật in dập chìm thường được sử dụng cho nhiều thành phẩm, dập chìm sẽ giúp các phần tử sẽ được dập thấp hơn so với bề mặt của vật liệu, do đó sẽ giúp phần dập chìm đó nổi bật hơn và thu hút người nhìn. In dập chìm thường được dùng cho thiệp cưới, danh thiếp, menu nhà hàng,..

Các xưởng in có thể tạo ra các sản phẩm bắt mắt, gây ấn tượng tốt cho sản phẩm, từ một thiết kế ban đầu khá đơn giản nhưng bằng cách áp dụng in dập chìm, sản phẩm sẽ trở nên sang trọng hơn, các phần cần được làm nổi bật sẽ áp dụng những máy dập, máy ép hiện đại, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà có thể điều chỉnh được độ dập theo ý muốn.

Tìm hiểu thêm: Dập nổi là gì? Kỹ thuật in dập nổi ấn phẩm trong ngành in ấn

dập chìm

Kỹ thuật in dập chìm

Có nên in dập chìm cho ấn phẩm?

Những sản phẩm được in dập chìm khá đẹp mắt và gây ấn tượng cho khách hàng, chính vì thế mà kỹ thuật này ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng giúp nâng cao và khẳng định thương hiệu. 

in dập chìm

In dập chìm gây ấn tượng tốt cho người nhìn

Ưu điểm của kỹ thuật in dập chìm

Tại sao in dập chìm lại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như vậy? Chắc hẳn là có nhiều lợi ích cũng như nhiều ưu điểm vượt trội.

Tính thẩm mỹ cao

in dập chìm

In dập chìm mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm

Những sản phẩm dùng kỹ thuật in dập chìm vô cùng bắt mắt, tạo cảm giác thích thú không bị nhàm chán so với những phương pháp in thông thường khác. Phần nội dung cần làm nổi bật sẽ được dập chìm so với bề mặt, tạo sự biến hóa đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao cho thành phẩm.

Tiện dụng

In dập chìm được dùng cho nhiều sản phẩm khác nhau như: thiệp mời, card visit,...giúp tăng sự sang trọng.

Chẳng hạn như bạn đang mở một nhà hàng khá sang trọng và cần gây ấn tượng với khách hàng, trong lĩnh vực này thì menu cũng là thứ rất quan trọng, thậm chí những loại bìa giấy trang trí đều cần làm nổi bật, bằng kỹ thuật dập chìm bạn có thể biến một chiếc menu đơn giản trở nên hấp dẫn hơn chỉ với vài đường nét được làm nổi bật ở bìa menu.

Hay sản phẩm dễ bắt gặp nữa là thiệp cưới, hiện nay hầu hết thiệp cưới đều dùng kỹ thuật in dập chìm để làm nổi bật sản phẩm hoặc thậm chí là ép kim để gia tăng phần sang trọng, làm nổi bật cho những tấm thiệp mời cho sự kiện trọng đại.

in dập chìm

In dập chìm trên danh thiếp

In số lượng lớn, nhanh, đồng đều

In dập chìm cũng có thể thực hiện một lượng lớn nhưng vẫn đảm bảo thời gian hoàn thành và chất lượng ổn định nhờ máy móc hiện đại. Tuy vậy giá thành của kỹ thuật này khá cao bởi yêu cầu máy móc và kỹ thuật hiện đại. 

Lưu ý khi lựa chọn kỹ thuật gia công dập chìm

Khi lựa chọn kỹ thuật in dập chìm cho các sản phẩm in ấn bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần lựa chọn vật liệu in ấn có khả năng chịu được quá trình ép chìm mà không bị hư hỏng, biến dạng, nên dùng giấy có định lượng giấy cao, tốt nhất là trên 250gsm để có độ bền và độ dày tốt nhất

  • Khi in dập chìm, bạn nên chọn màu sắc phù hợp với thiết kế ban đầu và có sự tương phản với màu nền

  • Có thể kết hợp với các kỹ thuật khác để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm như: ép kim, phủ UV, cán màng

  • Độ sâu càng lớn thì hiệu ứng in chìm càng nổi bật và rõ ràng nhưng cũng làm giảm độ bền do áp lực ép lớn. Vậy nên bạn cần xem xét kỹ lưỡng độ sâu của sản phẩm để đạt kết quả như mong muốn

in dập chìm

Lựa chọn chất liệu để in dập chìm có khả năng chịu nhiệt và chịu lực

Quy trình thực hiện kỹ thuật in dập chìm

In dập chìm thường được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1 - Lên ý tưởng và phác họa thiết kế: Cần xác định được đối tượng, phong cách và mục đích khi in ấn sản phẩm. Lựa chọn các phần tử in dập chìm như logo, chữ, hình ảnh,...và thiết kế theo ý muốn

  • Bước 2 - Khoanh vùng cần in chìm: Xác định kích thước và vị trí của phần tử cần dập chìm trên bề mặt vật liệu

  • Bước 3: Tạo khuôn đồng dập chìm: Khuôn đồng dập chìm là một tấm kim loại có kích thước và hình dáng giống với các phần tử in ấn, được thiết kế một cách chi tiết và tỉ mỉ để khớp với bản in

  • Bước 4 - In theo thiết kế: In theo thiết kế mô tả ban đầu trên vật liệu đã chọn, có thể dùng các kỹ thuật in khác nhau như in kỹ thuật số, in offset,...

  • Bước 5 - Tạo hình cho bản in khuôn đồng nhờ tác động ngoại lực: Dùng máy dập, máy ép để tạo hình cho bản in khuôn đồng nhờ tác động ngoại lực, máy này sẽ áp lực và nhiệt lên bản in khuôn đồng làm cho các phần tử in ấn chìm xuống bề mặt của vật liệu

  • Bước 6 - Gia công thành phẩm: Bước cuối cùng là cắt, gấp, bế, cán màng và dán để hoàn thiện sản phẩm, có thể dùng các kỹ thuật gia công khác nhau để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ sản phẩm

Một số ấn phẩm in dập chìm phổ biến hiện nay

  • In danh thiếp, name card

in dập chìm

in dập chìm

 

  • Thiệp cưới 

in dập chìm

  • Menu nhà hàng

in dập chìm

  • Sách và tài liệu cao cấp 

in dập chìm

in dập chìm hộp giấy

in dập chìm hộp giấy

In dập chìm là một kỹ thuật trong in ấn vô cùng độc đáo và hiệu quả, giúp tạo ra sự nổi bật, sang trọng cho sản phẩm cũng như nâng cao niềm tin của khách hàng cho doanh nghiệp, Để có được những sản phẩm in ấn dập chìm chất lượng cao cần lựa chọn đơn vị uy tín. In An Anh là một trong những đơn vị in ấn hàng đầu tại Hà Nội cả về chất lượng lẫn giá thành. Liên hệ với In An Anh ngay hôm nay để được hưởng ưu đãi tốt nhất.

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận