Tem Nhãn Phụ Hóa Chất: Quy Định Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

tem-nhan-phu-hoa-chat-quy-dinh-va-cach-su-dung-hieu-qua

Trong lĩnh vực công nghiệp và phòng thí nghiệm, tem nhãn phụ hóa chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định pháp lý. Tem nhãn phụ hóa chất không chỉ cung cấp thông tin cần thiết về tên, thành phần, và nguồn gốc của hóa chất mà còn bao gồm các cảnh báo về nguy hiểm và hướng dẫn xử lý an toàn. Xưởng In An Anh mời bạn đọc cùng tìm hiểu về tem nhãn phụ hóa chất là gì?

Tem nhãn phụ hóa chất là gì?

Tem nhãn phụ hóa chất được sử dụng để nhận diện các loại hóa chất chứa trong chai, lọ. Có nhiều loại hóa chất khác nhau được dùng trong đời sống, thậm chí có thể gây tử vong cho con người như Kali Xyanua, Thạch tín, Hydro peroxit… vì mà phải nhãn phụ hoá chất là thứ bắt buộc phải có trên vỏ chai, hộp hoá chất.

Việc in tem nhãn phụ hóa chất là yêu cầu bắt buộc theo quy định của thông tư 04/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương. Tem nhãn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, vận chuyển và lưu kho.

Tem nhãn hóa chất

Tem nhãn phụ hóa chất

Hóa chất có bắt buộc phải ghi nhãn phụ hay không?

Nội dung trên nhãn phụ được quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn phụ như sau:

"1. Nhãn phụ được sử dụng cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm và không được che khuất các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

4. Nội dung trên nhãn phụ là bản dịch sang tiếng Việt của các nội dung bắt buộc trên nhãn gốc, đồng thời bổ sung những nội dung bắt buộc khác còn thiếu tùy theo tính chất của hàng hóa theo quy định của Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của nội dung. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm sai lệch nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

5. Các hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:

a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó và không bán ra thị trường;

b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu để sản xuất và không bán ra thị trường."

Do đó, đối với hàng hóa là hóa chất thì bắt buộc phải có nhãn phụ.

Có cần thiết phải có tem nhãn phụ hóa chất?

Có cần thiết phải có tem nhãn phụ hóa chất?

Thông tin cần có trên tem nhãn phụ hoá chất 

Theo thông tư số 04/2012/TT-BCT của Bộ Công ThươngKhoản 48 Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, tem dán lọ hóa chất cần chứa các thông tin sau:

  • Tên hóa chất
  • Mã nhận dạng hóa chất
  • Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ
  • Biện pháp phòng ngừa
  • Định lượng
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng (nếu có)
  • Thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Những thông tin cần có trên tem nhãn phụ hóa chất

Những thông tin cần có trên tem nhãn phụ hóa chất

Cách sử dụng tem nhãn phụ hoá chất

Nhãn dán hóa chất phải được đặt ở vị trí dễ thấy trên bao bì hoặc thùng chứa hóa chất, có thể là dán, buộc hoặc in phun. Khi vận chuyển hóa chất trong bao bì nhiều lớp, nguyên tắc là cả bao bì bên trong và bên ngoài đều phải có nhãn an toàn. 

Sử dụng tem nhãn hóa phụ chất như thế nào cho đúng?

Sử dụng tem nhãn hóa phụ chất như thế nào cho đúng?

Tuy nhiên, nếu bao bì bên ngoài đã có nhãn an toàn, bao bì bên trong có thể được miễn nhãn an toàn nếu nó là lớp lót của bao bì bên ngoài hoặc nếu bao bì bên trong là trong suốt, cho phép nhìn rõ nhãn an toàn bên trong qua bao bì bên ngoài. Trong trường hợp này, bao bì bên ngoài có thể không cần nhãn.

Vị trí dán nhãn phụ hóa chất

Các vị trí dán nhãn phụ quy định như sau:

  • Bao bì dạng thùng và chai: nhãn được đặt ở bên cạnh thùng và chai.
  • Bao bì dạng hộp: nhãn được đặt ở đầu hoặc bên cạnh rõ ràng của bao bì.
  • Bao bì dạng túi và gói: nhãn được đặt ở vị trí dễ thấy của bao bì.
  • Container và hàng nhóm: nhãn được đặt ở bốn phía.

Vị trí dán tem nhãn hóa chất đúng chuẩn

Vị trí dán tem nhãn phụ hóa chất đúng chuẩn

    Chất liệu tốt để in tem nhãn phụ hóa chất

    Decal giấy và decal nhựa là hai chất liệu phổ biến được sử dụng để in nhãn phụ hóa chất.

    Decal giấy

    Tem decal giấy có giá thành thấp, phù hợp với nhiều ngân sách. Nội dung in ấn trên decal giấy hiển thị rõ ràng và không bị lem nhòe. Decal giấy thích hợp cho các loại hóa chất được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thông thường.

    Nhược điểm của chất liệu này là thấm nước và dễ rách. Để tăng độ bền, cần gia công cán màng bảo vệ.

    Chất liệu để in tem nhãn

    Chất liệu để in tem nhãn 

    Decal nhựa

    Decal nhựa được làm từ nhiều loại nhựa khác nhau, như decal nhựa trong và decal nhựa sữa. Loại tem này có khả năng chống nước và chống trầy xước. Đây là chất liệu cao cấp và được sử dụng phổ biến hơn khi in tem nhãn phụ hóa chất.

    Nhược điểm của decal nhựa là giá thành cao hơn so với decal giấy.

    Tìm hiểu thêm: Các loại decal dùng trong ngành in ấn phổ biến nhất hiện nay

    Mẹo sử dụng tem nhãn phụ hóa chất

    Sử dụng chất liệu chống ăn mòn hóa học, chống thấm nước

    Tem nhãn trong ngành hóa chất phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe, bao gồm khả năng chống ăn mòn hóa học, chống thấm nước, và chống mài mòn. Xưởng In An Anh đã giải quyết hiệu quả các vấn đề này, đảm bảo tem nhãn phụ hóa chất của chúng tôi vẫn giữ nguyên vẹn trong mọi điều kiện thời tiết và môi trường, từ gió và mưa đến các thay đổi nhiệt độ.

    Chúng tôi chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm in nhãn phụ hóa chất chất lượng cao với thiết kế tinh tế. Hiện nay, nhiều công ty hóa chất đang mở rộng sản phẩm ra thị trường tiêu dùng, và nhu cầu về bao bì tinh tế ngày càng cao. Để làm nổi bật sản phẩm cao cấp và thu hút sự chú ý, việc sử dụng nhãn chất lượng là rất quan trọng.

    Đáp ứng nhu cầu này, xưởng In An Anh cung cấp đa dạng các loại tem nhãn tự dính cho sản phẩm hóa chất, bao gồm giấy siêu trong suốt, giấy trong suốt, giấy trắng sáng, giấy ngọc trai, giấy mờ, giấy bạc sáng, giấy cầu vồng, và các loại giấy tổng hợp khác như màng BOPP và PE. Chúng tôi cam kết cung cấp nhãn hóa chất hàng ngày với “hình thức đẹp, kết cấu tinh tế, bền và đáng tin cậy” để sản phẩm của bạn nổi bật giữa các sản phẩm cùng loại.

    Nhãn dán vừa với kích thước sản phẩm

    Xưởng In An Anh không chỉ in nhãn mà còn tạo ra các thiết kế nhãn tùy chỉnh cho khách hàng. Việc chọn vật liệu phù hợp với bình chứa là rất quan trọng. Với nhiều loại lọ và chất liệu khác nhau, việc sử dụng chất liệu tem nhãn đúng là cần thiết để tránh tình trạng nhãn bị rơi hoặc cong vênh. 

    Xưởng In An Anh sẽ chọn lựa chất liệu và thiết kế phù hợp với từng loại chai, chẳng hạn như PE, PP, hoặc các vật liệu tổng hợp cho chai mềm, và BOPP cho chai PET cứng. Đối với các sản phẩm hóa chất tiêu dùng, chúng tôi khuyến khích sử dụng chất liệu giấy tráng gương.

    Lựa chọn tem nhãn vừa với sản phẩm

    Lựa chọn tem nhãn vừa với sản phẩm

    Chống nước, dầu và hóa chất 

    Tem nhãn của Xưởng In An Anh còn có khả năng chống nước, dầu, và hóa chất, giúp khách hàng yên tâm về độ bền của nhãn trong điều kiện sử dụng khắc nghiệt. Chúng tôi sử dụng vật liệu nhãn và chất kết dính chất lượng cao để đáp ứng các yêu cầu này.

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường

    Xưởng In An Anh đặc biệt chú trọng đến an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình in tem nhãn sản phẩm chăm sóc gia đình và cá nhân. Xưởng In An Anh cung cấp vật liệu bề mặt và chất kết dính đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của ngành, đảm bảo sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn thân thiện với môi trường.

    Mọi người có thể thắc mắc

    Xử lý khi kích thước nhãn hóa chất không thể hiện đủ các nội dung

    Theo Điều 6 Thông tư số 32/2017/TT-BCT quy định về phân loại và ghi nhãn hóa chất:

    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất và nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm phân loại và ghi nhãn hóa chất, và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại và thông tin trên nhãn hóa chất.
    2. Phân loại hóa chất phải tuân theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi. Hướng dẫn và tiêu chí phân loại hóa chất theo GHS được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
    3. Ghi nhãn hóa chất phải theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư, bao gồm các nội dung:
      • a) Tên hóa chất;
      • b) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
      • c) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
      • d) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
      • đ) Định lượng;
      • e) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
      • g) Ngày sản xuất;
      • h) Hạn sử dụng (nếu có);
      • i) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
      • k) Xuất xứ hóa chất;
      • l) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.
    4. Vị trí nhãn hóa chất phải tuân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Nếu kích thước của nhãn không đủ để ghi tất cả các nội dung bắt buộc, phải ghi các nội dung chính như tên hóa chất, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất, xuất xứ hóa chất trên nhãn. Những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất, và nhãn phải chỉ rõ nơi ghi các nội dung đó.
    5. Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư.

    Theo Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, vị trí nhãn hàng hóa phải ở nơi dễ nhìn thấy, trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm, mà không cần tháo rời các chi tiết của hàng hóa. Nếu không thể mở bao bì ngoài, nhãn trên bao bì ngoài phải đầy đủ nội dung bắt buộc.

    Do đó, nếu nhãn hóa chất không đủ chỗ để ghi tất cả các thông tin bắt buộc, thì trên nhãn phải có các thông tin cơ bản như tên hóa chất, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm, và xuất xứ hóa chất. Các thông tin còn lại phải được ghi trong tài liệu kèm theo và phải chỉ rõ nơi để tìm thấy những thông tin đó trên nhãn hóa chất.

    Tem nhãn thiếu thông tin sẽ bị xử lý như thế nào?

    Tem nhãn thiếu thông tin sẽ bị xử lý như thế nào?

    Nhãn phụ hàng hóa chất là tên thương mại hay dịch tiếng Việt

    Theo Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa:

    1. Các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
    2. Đối với hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc ghi nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, nhãn có thể có thêm nội dung bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung tiếng Việt và kích thước chữ không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung tiếng Việt.
    3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải có nhãn phụ thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt nếu nhãn gốc chưa có hoặc chưa đủ nội dung bằng tiếng Việt. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung trên nhãn gốc.
    4. Các nội dung sau có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
      • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người nếu không có tên tiếng Việt;
      • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
      • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được nhưng không có nghĩa;
      • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến sản xuất hàng hóa.

    Theo Mục 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT, tên hóa chất trên nhãn phải được ghi theo tên IUPAC, tên thương mại hoặc tên khác. Ví dụ cách viết tên hóa chất:

    • Tên gọi theo IUPAC: n-Butyl Acetate
    • Tên thương mại: Nomal Butyl Acetate
    • Tên khác (nếu có): NBAC

    Do đó, nhãn phụ cho hàng hóa hóa chất có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhưng ngoài các trường hợp này, bắt buộc phải dịch nội dung sang tiếng Việt.

    Có thể bạn quan tâm: Màu pantone là gì? Tại sao lại quan trọng và cách phân biệt

    Tham khảo mẫu tem nhãn phụ hàng hóa chất đúng chuẩn

    Dưới đây là một số mẫu tem nhãn phụ hàng hóa chất bạn có thể tham khảo:

    Mẫu tem nhãn số 1

    Mẫu tem nhãn số 1

    Mẫu tem nhãn số 2

    Mẫu tem nhãn số 2

    Mẫu tem nhãn số 3

    Mẫu tem nhãn số 3

    Mẫu tem nhãn số 4

    Mẫu tem nhãn số 4

    Mẫu tem nhãn số 5

    Mẫu tem nhãn số 5

     

    Nghiên cứu thêm:

    Đặt in tem nhãn phụ hóa chất chuẩn tại In An Anh

    Tại In An Anh, chúng tôi theo đuổi phương châm "chất lượng tạo uy tín," cam kết mang đến dịch vụ in ấn tem nhãn phụ hóa chất, tem nhãn cuộn, tem nhãn phụ... với sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng.

    Với quy trình in khép kín, chúng tôi đảm bảo chất lượng mẫu tem nhãn của khách hàng. Chúng tôi áp dụng công nghệ in ấn tiên tiến nhất để đảm bảo tem nhãn có độ bám dính tốt, màu sắc sắc nét và thời gian sử dụng lâu dài.

    Đội ngũ thiết kế của chúng tôi sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với khách hàng để tạo ra các mẫu tem theo yêu cầu, đảm bảo sự hài lòng tối đa.

    Tại In An Anh, sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn và báo giá in nhãn hóa chất nhanh nhất.

    • Địa chỉ: Cụm sản xuất tập trung Tân Triều, Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội ( Đi Ngõ 300 Nguyễn Xiển vào.)
    • Điện thoại: 0934510662
    • Email: baogiainananh@gmail.com

    Mời bạn tham khảo dịch vu in tem tại In An Anh:

    Ngô Tâm là người sáng lập kiêm CEO của Công ty IN AN ANH, đơn vị cung cấp giải pháp in ấn hàng đầu Việt Nam. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành in ấn và bao bì. Tuy vậy ông luôn hướng tới sự đổi mới, sáng tạo để mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

    Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
    Viết bình luận