Màu pantone là gì? Tại sao lại quan trọng và cách phân biệt

mau-pantone-la-gi-tai-sao-lai-quan-trong-va-cach-phan-biet

Màu Pantone không chỉ là một tiêu chuẩn màu sắc, mà còn là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự nhất quán trong thiết kế và in ấn. Bài viết sau của In An Anh sẽ giải thích "màu Pantone là gì?" cách phân biệt với các hệ màu khác như CMYK, RGB, và vai trò của Pantone trong ngành in ấn, cùng cách sử dụng bảng màu Pantone để kiểm tra và duy trì màu sắc chính xác.

Màu pantone là gì?

Màu pantone được định nghĩa như thế nào

Màu pantone được định nghĩa như thế nào

Màu Pantone là một hệ thống màu sắc tiêu chuẩn được tạo ra bởi công ty Pantone. Hệ thống này sử dụng các mã màu duy nhất để xác định chính xác mỗi màu sắc, giúp đảm bảo tính nhất quán khi in ấn và thiết kế. Mỗi màu Pantone được mã hóa theo một số cụ thể, giúp các nhà thiết kế, nhà sản xuất, và nhà in ấn trên toàn thế giới có thể giao tiếp và tái tạo màu sắc một cách chính xác, dù ở bất kỳ đâu. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc duy trì nhận diện thương hiệu.

Ví dụ: mã màu Pantone 186 C đại diện cho một màu đỏ tươi thường được sử dụng trong logo và bao bì sản phẩm

Mã màu Pantone 186 C

Mã màu Pantone 186 C

Cách phân biệt bảng màu Pantone, CMYK, RGB

Cách phân biệt màu pantone, CMYK, RGB

Cách phân biệt màu pantone, CMYK, RGB

Để khách hàng có thể phân biệt các hệ màu Pantone, CMYK và RGB, chúng tôi gửi bạn bảng so sánh cụ thể như sau:

Sản phẩm

Pantone

CMYK

RGB

Màu chính

Hệ màu Pantone là màu pha sẵn dựa trên thông số và chuẩn hóa.

Màu xanh lơ (C); Màu hồng sẫm (M); Màu vàng (Y) và Màu đen (K).

Màu đỏ (R); Màu xanh lá cây (G); Màu xanh lam (B)

Ứng dụng

Thường được sử dụng để phối màu trong ngành kỹ thuật số và đồ họa như in ấn bao bì, túi giấy, nhộm vải, chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun,...

Sử dụng trong lĩnh vực in ấn offset đặc biệt là các sản phẩm như thùng carton, các ấn phẩm POSM, namecard,...

Sử dụng để thiết kế hình ảnh, vật thể trên màn hình điện thoại, thiết bị điện tử, máy tính,...

Đặc điểm

In ấn khá tốn kém tuy nhiên độ chính xác cao.

Chỉ kết hợp được với hệ màu RGB.

Hệ màu CMYK  để hoạt động được thì cần nguyên lý hấp thụ ánh sáng.

- Có thể thay đổi tỉ lệ ba màu gốc.

- Hệ màu RGB có nguyên lí hoạt động là phát xạ ánh sáng.

Gợi ích xem thêm: Tem Nhãn Phụ Hóa Chất - Quy Định Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Tại sao bảng màu Pantone lại quan trọng 

Bảng màu Pantone rất quan trọng vì nó cung cấp một tiêu chuẩn màu sắc toàn cầu, giúp đảm bảo tính nhất quán trong quá trình in ấn và thiết kế. Ví dụ, thương hiệu đồ uống Coca-Cola muốn sử dụng chỉ một màu đỏ Pantone cho logo của mình trên sản phẩm. Khi này thì bảng màu Pantone sẽ đảm bảo rằng màu sắc trên từng sản phẩm luôn giống nhau, dù sản phẩm được sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào. Điều này giúp duy trì nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và tránh các sai lệch màu sắc có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của sản phẩm.

Tại sao hệ màu lại quan trọng

Tại sao hệ màu lại quan trọng

 

Có thể bạn quan tâm:

  • Leaflet là gì? Phân biệt Leaflet với các ấn phẩm quảng cáo
  • Maket là gì? Tìm hiểu một Maket chuẩn và vai trò trong in ấn
  • Die Cut Là Gì? Khám Phá Công Nghệ Cắt Khuôn Trong In Ấn

Tìm hiểu cách kiểm tra màu bằng bảng màu Pantone

Cách kiểm tra màu trong bảng chia màu pantone

Cách kiểm tra màu trong bảng chia màu pantone

Mỗi màu sắc có một mã màu duy nhất để phân biệt. Khi cần so sánh các màu sắc, việc quan trọng là phải tra cứu đúng mã màu để đảm bảo sự chính xác. Mã màu này giúp bạn xác định và đối chiếu màu sắc một cách chuẩn xác nhất, tránh sự nhầm lẫn. Cụ thể:

Tên gọi của các màu Pantone được cấu thành bởi hai phần: mã số riêng biệt đại diện cho sắc độ của màu và các chữ cái C, M, U đi kèm. Những chữ cái này có ý nghĩa đặc biệt, giúp chỉ ra hiệu ứng màu sắc trên các chất liệu khác nhau.

  • C (Coated): là giấy có lớp tráng phủ. Ví dụ: giấy Couche.
  • U (Uncoated): không tráng phủ. Ví dụ: giấy Ford.
  • M (Matte): là loại giấy mờ.

Thêm vào đó, trong bảng màu dành cho thiết kế vật liệu nhựa, các màu Pantone được ký hiệu bổ sung bên cạnh mã số màu những chữ cái đặc biệt. Những ký hiệu này cung cấp thông tin chi tiết về các màu sắc sẽ hiển thị trên các loại vật liệu nhựa khác nhau.

  • Q (Opaque): màu sắc được thể hiện thông qua bề mặt nhựa đục.
  • T (Transparent): làm dấu hoặc ký hiệu cho màu hiện lên trên bề mặt nhựa trong.

Vai trò của bảng màu Pantone trong ngành in

Để đảm bảo sự nhất quán và chính xác về màu sắc, hệ màu Pantone đã trở thành một công cụ không thể thiếu. Được phát triển nhằm tiêu chuẩn hóa màu sắc trên nhiều loại vật liệu và quy trình in ấn khác nhau.

Vai trò của hệ màu trong ngành in

Vai trò của hệ màu trong ngành in

Hệ màu Pantone không chỉ giúp các nhà thiết kế và nhà in giao tiếp hiệu quả mà còn đảm bảo rằng mỗi sản phẩm in ra đều đạt được độ chính xác tối đa về màu sắc. Một số vai trò của hệ màu pantone trong ngành in như:

  • Giúp các nhà thiết kế, người in ấn, khách hàng có thể giao tiếp và phối hợp màu sắc một cách hài hòa hơn.
  • Hợp lý hóa các quy trình thiết kế và in ấn
  • Hệ màu pantone được tạo ra dựa trên thông số và kỹ thuật để cho ra màu một cách chuẩn xác.
  • Duy trì tính nhất quán của hệ thống màu sắc

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi "màu Pantone là gì?" mà In An Anh muốn gửi đến quý khách hàng. Hy vọng bài viết này sẽ chứa đựng câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu về thiết kế hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.

Mời bạn tham khảo dịch in ấn tại In An Anh:

Ngô Tâm là người sáng lập kiêm CEO của Công ty IN AN ANH, đơn vị cung cấp giải pháp in ấn hàng đầu Việt Nam. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành in ấn và bao bì. Tuy vậy ông luôn hướng tới sự đổi mới, sáng tạo để mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận