Tem vỡ thường được dùng để làm tem bảo hành cho sản phẩm. Có thể nói đây chính là một lời cam kết về xuất xứ cùng chất lượng của sản phẩm mà những đơn vị sản xuất hay các doanh nghiệp dành cho khách hàng.
Hay nói đơn giản hơn là dựa vào In tem bảo hành này mà bạn sẽ biết được sản phẩm đó có chất lượng như thế nào và thuộc doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất nào. Vậy để hiểu hơn về loại tem này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem quy trình sản xuất cùng phân loại của tem vỡ qua nội dung sau bạn nhé!
Các loại tem vỡ
Tem vỡ có nhiều loại, chúng được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó được sử dụng nhiều nhất phải kể đến tem được làm từ giấy Decal vỡ.
Cụ thể tem vỡ được chia thành 3 loại:
- Tem vỡ giòn: Là loại tem vỡ có khả năng bám dính cực tốt. Đồng thời loại tem này rất dễ dàng bị vỡ vụn ra. Chỉ cần một tác động rất nhỏ thôi cũng sẽ khiến cho tem bị vỡ vụn ra thành nhiều mảnh. Loại tem này thích hợp sử dụng để dán lên những sản phẩm có bề mặt phẳng (Ốc linh kiện, nắp hộp,….).
- Tem vỡ dai: Loại tem này có khả năng bám dính tốt hơn rất nhiều so với tem vỡ giòn. Không những thế tem vỡ dai còn khá khó vỡ. Nó được dùng để dán trên những sản phẩm với bề mặt gồ ghề và còn được sử dụng làm tem niêm phong các loại thiết bị, máy móc.
- Tem 7 màu: Loại tem này còn có tên gọi khác là tem Hologram. Nó có điểm nổi bật là khi bạn nhìn ở nhiều góc độ sẽ thấy được các sắc màu khác nhau. Tem 7 màu cực kỳ khó làm giả được do nguyên liệu cùng với máy móc tạo ra nó đòi hỏi sự hiện đại và khá phức tạp.
Tem 7 màu có kết cấu 3 lớp. Đó chính là những lớp: Giấy đế, mực in Laser đặc biệt và màng nilon. Khi đã dán loại tem này lên sản phẩm nếu muốn bóc nó ra thì bạn chỉ có thể bóc lớp nilon thôi. Còn về phần hình đã được in thì nó dính chặt lên bề mặt sản phẩm chỉ cần chạm nhẹ vào nó sẽ vỡ và bị biến dạng. Loại tem vỡ này được dùng ở nhiều hàng hóa, mỹ phẩm, linh kiện điện tử, văn phòng phẩm, …
Quy trình in ấn decal tem vỡ
Quy trình in tem vỡ được thực hiện theo 3 bước:
Bước 1: Thiết kế mẫu tem vỡ
Không chỉ tem vỡ mà ngay cả với những sản phẩm in ấn khác như tờ rơi hay nhãn mác,… đều cần phải có được những thiết kễ mẫu. Có thể gọi thiết kế mẫu tem vỡ là chế bản.
Đây là bước cực kỳ quan trọng và không thể thiếu khi sản xuất tem vỡ. Nó được xem là một yếu tố quyết định sản phẩm cuối cùng. Ở bước này bạn có thể đưa ra yêu cầu, mong muốn của mình về việc đưa thông tin, hình ảnh lên mẫu tem vỡ.
Nếu như bạn đã có sẵn chế bản thì sẽ tiến hành in tem vỡ luôn. Còn như nếu chưa có sẵn chế bản thì bạn hãy cung cấp cho cơ sở in ấn mọi thông tin cần thiết để có được bản thiết kế theo đúng yêu cầu.
Bước 2: In lên giấy Decal vỡ
Khi đã có được chế bản rồi, chúng ta sẽ tiến hành bước tiếp theo đó chính là in ấn. Với hình ảnh đã thiết kế sẽ được in ấn lên bề mặt của chất liệu của giấy Decal vỡ. Bởi những con tem có kích thước khá nhỏ với chi tiết tinh vi, cho nên nó đòi hỏi thợ in cần phải có được chuyên môn cao về việc vận hành máy in cùng với điều chỉnh sắc màu… cho phù hợp.
Một sản phẩm được coi là thành công thì nó phải có được sắc màu tương đồng với chế bản đến hơn 90%. Mọi bản in ấn cũng nhất thiết phải có sự thống nhất tuyệt đối, trùng khít và không bị chênh lệch về khoảng cách.
Bước 3: Gia công hoàn thiện
Cắt bế thành phẩm chính là công đoạn cuối cùng trước khi sản phẩm chính được xuất xưởng. Ở bước này, người ta sẽ tạo ra khuôn bế trước tiên, sau đó mới cắt bế thành phẩm. Mọi công đoạn đều nhất thiết phải được thực hiện một cách cẩn thận và khéo léo.
Vậy với những thông tin trên chắc bạn đã phần nào hiểu hơn về các loại và quy trình sản xuất tem vỡ. Nếu bạn đang có nhu cầu in tem vỡ giá rẻ cho đơn vị, doanh nghiệp của mình. Vậy đừng ngần ngại kết nối với địa chỉ in tem vỡ Hà Nội giá rẻ của In Ấn Anpic để được hỗ trợ sớm nhất nhé !